Connect with us

Kinh Nghiệm Hay

2 cách đếm số ký tự, số dòng, số trang trong văn bản Word dễ dàng nhất

Published

on

Bạn muốn xem tổng số ký tự, số dòng và số trang của văn bản Word mình đã soạn thảo nhưng không biết cách thực hiện như thế nào. Hãy cùng Cẩm Nang Tin Hoc tham khảo cách đếm qua một vài bước đơn giản nhất nhé!

I. Cách đếm số ký tự, số dòng và số trang trong Word

1. Thực hiện trên Word 2019, 2016, 2013, 2010, 2007

Hướng dẫn nhanh

Vào Word > Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự, số dòng, số trang > Chọn Review > Chọn WordCount> Xuất hiện hộp thoại Word Count hiển thị thông tin số ký tự, số dòng, số trang.

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Vào Word > Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự, số dòng, số trang.

Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự, số dòng, số trang

Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự, số dòng, số trang

Bước 2: Chọn Review > Chọn WordCount.

Chọn Review > Chọn WordCount

Chọn Review > Chọn WordCount

Sau đó hộp thoại Word Count sẽ được bật lên cho bạn biết thông tin số ký tự, số dòng, số trang.

Hộp thoại Word Count

Hộp thoại Word Count

Lưu ý: Bạn có thể xem nhanh bằng cách click chuột vào chữ Words bên tay trái nằm ở dòng ngang phía dưới giao diện Word.

Bạn có thể xem nhanh bằng cách click chuột vào chữ Words

Bạn có thể xem nhanh bằng cách click chuột vào chữ Words

2. Thực hiện trên Word 2003

Bước 1: Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự.

Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự

Bôi đen văn bản bạn muốn đếm số ký tự

Bước 2: Chọn ToolWordCount.

Chọn Tool và WordCount

Chọn Tool và WordCount

Bước 3: Xuất hiện hộp thoại Word Count hiển thị thông tin theo thữ tự.

  • Pages: Đếm số trang
  • Words: Đếm số từ, ký tự trong văn bản
  • Character (no spaces): Đếm ký tự không bao gồm khoảng trắng
  • haracter (with spaces): Số ký tự bao gồm cả khoảng trắng
  • Paragraphs: Đếm số đoạn trong trang văn bản
  • Lines: Đếm số dòng trong văn bản

Xuất hiện hộp thoại Word Count

Xuất hiện hộp thoại Word Count

II. Cách đếm số ký tự, số dòng và số trang online

1. Hướng dẫn nhanh

Vào trang web Word Counter > Nhập hoặc paste nội dung vào ô đếm > Đọc thông số bên phải để biết được thông tin số ký tự, số dòng, số trang.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Vào trang web Word Counter tại đây.

Vào trang web Word Counter

Vào trang web Word Counter

Bước 2: Nhập hoặc paste nội dung vào ô đếm.

Nhập hoặc paste nội dung vào ô đếm

Nhập hoặc paste nội dung vào ô đếm

Bước 3: Đọc thông số bên phải để biết được thông tin số ký tự, số dòng, số trang.

Đọc thông số bên phải để biết được thông tin số ký tự, số dòng, số trang

Đọc thông số bên phải để biết được thông tin số ký tự, số dòng, số trang

Ngoài ra trong khi viết blog, bài tập hoặc có thể là mô tả cho trang đích, chúng ta thường tự hỏi liệu mình đã đếm đúng từ chưa, bạn có thể đếm ký tự nhanh chóng, miễn phí thông qua công cụ https://demkytu.com/ . Bạn có thể sao chép và dán văn bản của mình với các ký tự cần đếm trong vùng văn bản ở trên hoặc bạn có thể nhập các ký tự và từ của mình vào vùng văn bản. Bộ đếm sẽ được cập nhật ngay lập tức, hiển thị số lượng ký tự, từ, câu, đoạn văn và khoảng trắng trong văn bản của bạn, chưa kể mật độ từ khóa (mà bạn có thể cấu hình từ menu tùy chọn) cũng được hiển thị..

Như vậy với các bước đơn giản như trên bạn có thể đếm số ký tự, số dòng, số trang trong văn bản Word nhanh, chính xác và đơn giản. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn tham khảo: Thegioididong.com

Kinh Nghiệm Hay

Cảnh giác cuộc gọi lừa đảo đe dọa khóa SIM

Published

on

Vài ngày gần đây, một số người dùng phản ánh rằng họ đã nhận được các cuộc gọi lừa đảo tự xưng là trung tâm viễn thông.

Những cuộc gọi lừa đảo này đưa ra thông báo rằng số điện thoại của người dùng sẽ bị khóa nếu không cập nhật thông tin thuê bao.

“Trung tâm viễn thông xin thông báo số thuê bao của quý khách sẽ bị tạm khóa trong 24h. Để biết thông tin chính xác, quý khách vui lòng bấm phím 1”, thông báo được đưa ra trong các cuộc.

Kẻ gian đang lợi dụng quy định về quản lý thuê báo để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo (Ảnh minh họa).

Kẻ gian đang lợi dụng quy định về quản lý thuê báo để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo (Ảnh minh họa).

Có thể thấy, kẻ gian đang lợi dụng quy định về quản lý thuê báo để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, nhằm mục đích đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản. Theo tìm hiểu của PV Dân trí, những cuộc gọi này đến từ rất nhiều số điện thoại và có đầu số khác nhau.

Những kẻ gian liên tục thay đổi phương thức và chiêu trò nhằm thực hiện hành vi lừa đảo. Vào tháng 11/2022, nhiều người dùng cũng đã nhận được một số cuộc gọi tự xưng đến từ “Cục viễn thông” và đe dọa khóa SIM.

Theo các chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đây là một trong những kịch bản phổ biến được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng. Mục đích của các đối tượng lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Những thông tin cá nhân này sau đó có thể bị lạm dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động cần phải được cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp,…). Đồng thời, từ ngày 1/8/2022, thuê bao mới phát sinh cũng sẽ phải thực hiện xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Từ ngày 15/3, các nhà mạng di động ở Việt Nam đã gửi tin nhắn tới các thuê bao di động trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Những chủ tài khoản nhận được tin nhắn đa phần là những người dùng có thông tin chưa khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo quy định, sau ngày 31/3, nếu khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ một chiều và tiếp tục gửi tin nhắn thông báo tới chủ thuê bao.

Đến ngày 15/4, sẽ tiếp tục khóa dịch vụ 2 chiều cho các thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ thực hiện thu hồi số thuê bao từ ngày 15/5 nếu khách hàng vẫn không bổ sung, điều chỉnh lại thông tin kịp thời.

Người dùng hoàn toàn có thể thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao tại nhà thông qua mạng Internet, hoặc liên hệ với tổng đài thông qua đường dây nóng của mỗi nhà mạng để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-manh-so/canh-giac-cuoc-goi-lua-dao-de-doa-khoa-sim-20230316221344832.htm

Continue Reading

Kinh Nghiệm Hay

Tips tối ưu, thực tế cho thiết kế giao diện Website/App cơ bản và hiệu quả

Published

on

Dù bạn là một UX/UI Designer lâu năm hay là một người mới vào nghề, bạn nhất thiết cần và nên tuân theo một số nguyên tắc chung khi thiết kế. Bài viết dưới đây, kèm theo những hình ảnh trực quan, sẽ giải thích một số điểm lưu ý trong thiết kế giao diện của Website/App.

1. Phông chữ tạo sự khác biệt

Đừng chỉ làm cho văn bản lớn hơn để làm nổi bật hoặc nhấn mạnh. Thay vào đó, hãy sử dụng độ đậm của phông chữ, kiểu chữ hoặc màu đậm hơn.

2. Độ dài văn bản

Tránh sử dụng các dòng dài và văn bản nhỏ để sử dụng toàn bộ bất động sản. Thay vào đó, hãy sử dụng khoảng trống trên màn hình để hiển thị tầm quan trọng của văn bản.
Tham khảo nhanh – Có không quá 9 từ mỗi dòng.

Có không quá 9 từ mỗi dòng

3. Cẩn thận với các nút (button) trên màn hình

Thiết kế nút của Ứng dụng dành cho thiết bị di động cần được định kích thước cẩn thận! Theo một nghiên cứu của MIT, chiều rộng đầu ngón tay của con người là 16-20mm, tức là gần 40-50px.

4. Lưu ý hiệu ứng di chuột trên điện thoại

Trang web dành cho thiết bị di động không có trạng thái di chuột. Các nút (hoặc lời kêu gọi hành động) phải được thiết kế phù hợp để làm cho trang web thực sự đáp ứng.

5. Làm nổi bật nút CTA khi cần thiết

Nút hành động chính được “đánh dấu” trong hộp thoại bên phải, để cung cấp cho nó tầm quan trọng mà nó cần. Hình bên trái khiến 2 nút CTA đồng cấp, không làm nổi bật được mục đích cuối cùng là chọn “Download”. Hình bên phải là phương án giải quyết để người dùng tập trung vào nút được tô màu hơn, tăng tỷ lệ nhấp chuột.

6. Sử dụng nút chọn (radio button)

Sử dụng kiểu nút radio để nhấn mạnh khi bạn có ít hơn 5 tùy chọn và ưu tiên so sánh các tùy chọn giúp họ có cái nhìn trực quan về các lựa chọn màu sắc, kích thước,…
Các Drop-down menu được ưu tiên hơn khi bạn có nhiều hơn 7 tùy chọn, mà không cần phải xem tất cả chúng song song với nhau.

7. Sử dụng Infinite Scroll hay Pagination cho việc hiển thị nội dung?

Infinite scroll nghĩa là kéo không giới hạn, các thông tin liên tục được hiện ra và bạn không biết khi nào nội dung đã hiển thị hết. Kiểu thiết kế này thích hợp có các nội dung có tính khám phá như Pinterest, Twitter, Facebook hay các mạng xã hội, báo chí khác.

Pagination nghĩa là phân trang. Kiểu thiết kế này thích hợp cho các nền tảng hướng tới một mục đích nhất định. Như hình dưới đây, đôi với các sản phẩm điện thoại khác nhau, nhà thiết kế phân tách chúng thành cách thành các ô riêng biệt với hiệu ứng trượt thay vì infinite scroll. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng so sánh các sản phẩm trên Amazon.

8. Sắp xếp của yếu tố trên giao diện

Vị trí dày đặc được sử dụng cho các nút mang tính chất tương đồng như ‘Spam‘ & ‘Xóa‘. Ví dụ như nút “Spam” và nút “Xóa” trong hình có chung tính chất và mục tiêu nhằm xóa hoặc báo cáo một chủ thể. Khi đó, hai biểu tượng này nhất thiết phải được đặt cạnh nhau.

Vị trí phân tán được sử dụng cho các nút mang tính trái ngược. Ví dụ như ‘Yêu thích‘ & ‘Xóa‘ trong hình là hai biểu tượng có ý nghĩa khác nhau. ‘Yêu thích‘ mang tính tích cực, ‘Xóa‘ mang tính tiêu cực nên chúng cần được tách biệt, giúp người dùng nhận ra sự khác biệt nhanh chóng và tránh ấn nhầm.

9. Thiết lập lựa chọn mặc định

Đối với radio buttonsta cần tạo lựa chọn mặc định mong muốn hoặc lựa chọn thường xuyên cho người dùng có thể sử dụng. Điều này vô cùng quan trọng cho website/app thương mại điện tử.

10. Hữu hình hóa văn bản

Đối với các chức năng phức tạp hoặc trừu tượng, hãy sử dụng biểu tượng và biểu tượng tổ hợp nhãn để tác động cả về mặt lý trí và cảm xúc. Hãy hình tượng hóa, thể hiện với các icon để người dùng chú ý và dễ theo dõi hơn. Điều này cũng khiến thiết kế sinh động hơn thay vì chỉ sử dụng chữ.

11. Tăng khả năng nhấp chuột vào CTA

Các nút CTA thường chứa các động từ mạnh, ví dụ như “Add” trong hình dưới đây. Nhưng bạn không nên chỉ sử dụng động từ, thêm bối cảnh cho hành động để không khiến người dùng khó chịu. Chúng tôi khuyến khích nội dung CTA không quá 3 chữ cái để nút CTA đẹp hơn và người dùng không mất nhiều thời gian để định hình nội dung trong đó.

Ngoài ra, hiện đang được ưa chuộng là “Call to value” (CTV), tức là các nút kêu gọi hành động mang lại giá trị cho người dùng. Vì vậy đừng chỉ thêm “hành động”, hãy thêm cả “ngữ cảnh”!

12. Sử dụng overlap và đổ bóng

Hình ảnh chồng chéo tạo thêm tiêu điểm và chiều sâu cho giao diện. Việc đổ bóng tạo chiều sâu và tập trung vào yếu tố đó trên giao diện. Đây cũng là biện pháp tuyệt vời để tối đa khoảng trống và tối ưu hóa việc sử dụng không gian.

13. Chi tiết hóa các lỗi xuất hiện

Khi người dùng điền vào biểu mẫu, có nhiều trường hợp lỗi có thể xảy ra như giá trị không đúng, hợp lệ, mật khẩu không chính xác, tài khoản chưa đăng ký,… Hãy hiển thị thông báo chính xác lỗi xảy ra trên biểu mẫu. Nếu có thể, bạn có thể thêm phần đề xuất sửa lỗi để người dùng có thể làm theo.

14. Sử dụng nút thay vì chữ

Đóng khung CTA và đổ màu là một cách để nút CTA trở nên ấn tượng và hấp dẫn hơn người dùng. Đôi khi, người dùng bỏ qua việc đọc nội dung trên nút CTA mà chỉ nhấp vào nút nổi bật nhất. Hình bên trái có hai đoạn văn bản được thiết kế giống nhau khiến người dùng phải đọc và định hình và thao tác chính xác nút CTA họ đang cần chọn. Điều này không chỉ gây khó chịu mà ảnh hưởng đến quá trình thao tác, mất thời gian hơn, không thân thiện với người dùng.

15. Sử dụng icon/hình ảnh tương ứng với nội dung

Cũng giống như Tip 10, việc hiển thị nhiều thông tin giống nhau sẽ gây nhàm chán và khiến người dùng khó nắm bắt. Việc sử dụng icon hay hình ảnh tương ứng, liên quan giúp phân biệt các nội dung. Để thấy rõ hơn, bạn xem hình ảnh bên dưới để thấy được hiệu quả bất ngờ giữa các lựa chọn thiết kế.

16. Tận dụng khoảng trắng và màu sắc để phân cách nội dung

Nếu số lượng nội dung cùng cấp quá nhiều, việc chỉ áp dụng Tip 15 (Sử dụng icon/hình ảnh tương ứng với nội dung) là chưa đủ. Để giúp tối ưu việc hiển thị ta cần phân cách bằng màu sắc và khoảng trắng sẽ giúp nội dung trở nên rõ ràng và dễ đọc, dể thao tác hơn rất nhiều. Hiện nay, các mạng xã hội đã áp dụng nguyên tắc này rất hiệu quả trong phần thông báo, nổi bật như Facebook và Instagram.

17. Áp dụng thanh tiến trình ghim trên header

Mặc dù giao diện người dùng trên điện thoại có hiển thị thanh chạy (scroll bar) của trình duyệt ở phía tay phải, nhưng ít người dùng chú ý tới phần này. Đặc biệt, thói quen người dùng cầm điện thoại bằng tay phải và lướt màn hình bằng ngón cái đã che mất yếu tố này. Để hỗ trợ người nhận biết tiền trình đọc nội dung trên trang, ta cần đưa tính năng thanh tiến trình ở phía trên header với màu sắc nổi bật.

18. Tránh màu nền sáng, chói

Tránh nền sáng cho các ứng dụng nặng văn bản. Nó gây căng thẳng cho mắt và khó đọc.

19. Phân biệt Checklist và Radio Button khi áp dụng

Checklist – Sử dụng khu người dùng có thể chọn nhiều phương án cùng lúc
Radio Button – Để lựa chọn một lựa chọn

20. Phân cách bằng thanh cùng tone với nền

Sử dụng tông màu (hoặc bóng râm) cùng màu là một cách chia tách nội dung. Các màu sắc quá rõ ràng, nổi bật so với màu nền (hình bên trái) khiến người dùng mất tập trung vào nội dung. Tuy nhiên, khuyến khích nên tận dụng khoảng trắng, font chữ để phân cách thay vì các đường kẻ.

21. Offset shadow

Offset shadow là một kỹ thuật quen thuộc trong thiết kế với 2 mặt đổ bóng và 2 mặt nhận ánh sáng. Việc thực hiện đổ bóng toàn bộ để làm nổi bật vật thể làm thiết kế trở nên không tự nhiên. Thay vào đó, Sử dụng Offset Shadow làm cho bố cục có vẻ tự nhiên.

22. Hạn chế sử dụng nhiều màu

Thiết kế bên trái sử dụng nhiều màu sắc cho các icon khác nhau và điều này làm tăng việc tiếp nhận thông tin, nhận thức màu sức từ menu. Thay vào đó, hãy thử dùng 2 màu, trong đó một để hiển thị trạng thái đang được chọn.

23. Mô tả chi tiết các trường nhập

Gợi ý người dùng cách nhập nội dung trong trường giúp giảm khả năng phải nhập lại nhiều lần, khiến người dùng khó chịu.

24. Thiết kế các button và trực quan

Các lựa chọn hoạt động tốt hơn với các tùy chọn mô tả trực quan và có thể chạm rộng hơn so với các nút radio. Ví dụ khi so sánh giữa hai phiên bản dưới đây, rõ ràng hình bên phải với hình ảnh nổi bật và vùng thao tác lớn hấp dẫn người dùng hơn.

25. Phân biệt bằng các nhãn màu

Bạn nên thêm màu sắc vào các nhãn phân loại quan trọng để làm nổi bật các nội dung chính, giúp người dùng có cái nhìn trực quan, chính xác khi nhìn lướt.

26. Tận dụng khoảng trắng

Để lên giao diện người dùng trong kích thước giới hạn, hãy tạo khoảng trắng cho các phần thay vì ngăn cách bằng đường kẻ cho cái nhìn rõ rệt hơn nhưng khiến người dùng phân tâm, nội dung trở nên rời rạc hơn. Khoảng trắng luôn là phương án tuyệt vời trong trường hợp này.

27. Mô tả các lựa chọn

Có các tùy chọn mô tả cho một cảnh báo, chỉ dẫn quan trọng giúp người dùng dễ dàng đưa ra các phán đoán, thao tác nhanh chóng và sáng suốt. Ngoài ra có nhiều cách để các CTA hay hơn, nhưng đừng quên Tip 11: không dài quá 3 từ nhé.

28. Tạo màu khác biệt cho các lớp hiển thị

Giữ cho lớp thứ hai, chẳng hạn như một menu thả xuống ít nhất 2 sắc thái (hoặc sắc thái) khác với nền sẽ giúp tạo ra sự nổi bật về mặt hình ảnh.

29. Xử lý hiển thị thanh điều hướng

Thanh điều hướng là một nhân tố quan trọng để tăng trải nghiệm trang và kéo dài thời gian ở lại trang của người dùng. Các yếu tố quan trọng như mũi tên điều hướng phải có tông màu đen và trắng, để hoạt động trên cả nền tối và nền sáng.

Ba ví dụ dưới đây đều sử dụng chung một tấm hình với màu nền đa dạng. Tuy nhiên, hình số ba xử lý tốt nhất dù chỉ áp dụng hai màu cơ bản Đen – Trắng.

30 Tách biệt trường văn bản và nút CTA

Sử dụng một nút dễ phân biệt khác với trường văn bản để làm cho nút này nổi bật hơn và dễ hành động hơn.

31. Sử dụng màu nhấn giúp tạo sự khác biệt

Sử dụng màu nhấn như một yếu tố nâng cao & khác biệt trong thiết kế giúp người dùng phân loại các phần một cách trực quan.

32. Phương pháp đổ bóng với mảng màu tối

Trên các hình ảnh, đối tượng có màu sáng hay quá nhiều màu sắc thì khó để chọn đúng màu sắc cho văn bản. Việc đổ bóng không chỉ tạo sự tự nhiên cho bức ảnh mà vẫn làm nổi bật nội dung, hỗ trợ người dùng đọc và thao tác dễ dàng hơn.

33. Thiết kế nhiều phương tiện để phân biệt các yếu tố trên giao diện

Như bạn đã biết, một số phương pháp thường được áp dụng là sử dụng icon, màu sắc, giải phân cách,… Tuy nhiên sử dụng sự khác biệt bằng hình ảnh một cách tinh tế tạo ra mức độ ưu tiên để người dùng hiểu được, với lời kêu gọi hành động tốt hơn (call-to-action).

34. Lưu ý khoách cách giữa các dòng

Khoảng cách giữa các dòng trong văn bản có tác động, thói quen đến người dùng, đặc biệt với những nội dung mang tính chất thông tin. Nếu giãn dòng quá nhỏ, việc đọc trở nên khó khăn, đôi khi người dùng có thể thoát ngay lập tức nếu nhìn vào những đoạn văn bản như vậy. Trường hợp giãn dòng quá lớn, khu vực hiển thị dài hơn kiến việc đọc nội dung khó tập trung, khó khăn khi đọc tiếp. Người dùng thường có xu hướng đọc lướt và lười đọc vì thế nên giữ khoảng cách văn bản phù hợp. Giữ chiều cao dòng nhiều hơn 20-30% so với chiều cao ký tự để dễ đọc hơn.

35. Sử dụng nội dung phù hợp

Sử dụng nội dung, chữ trong trải nghiệm của người dùng nhằm mục đích chỉ dẫn, giải thích giúp tăng mức độ tương tác của người dùng.

Những tip trên mặc dù khá cơ bản trong thiết kế UX/UI nhưng chúng thực sự hiệu quả. Những tip trên được tham khảo từ Sparklin – Đơn vị phát triển Ứng dụng Website/App, xây dựng thương hiệu có trụ sở tại New Delhi & Bangalore, Ấn Độ.

Continue Reading

Kinh Nghiệm Hay

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức âm thanh độ phân giải cao?

Published

on

Âm thanh chất lượng cao hay còn gọi là Hi-Res Audio hoặc HD Audio, là thuật ngữ mô tả nhạc số có chất lượng vượt xa file MP3 thông thường. 

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Nhưng chính xác thì Hi-Res Audio là gì? Bạn cần thiết bị nào để nghe nó? Có thể tải về hoặc phát từ đâu? Và nó có thực sự nghe hay hơn không? Đây chắc chắn là một số câu hỏi của những người mới nghe về nhạc Hi-Res. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Hi-Res Audio.

Thuật ngữ “Hi-Res Audio” có nghĩa là gì?

Kể từ khi được giới thiệu bởi hai công ty Sony và Philips, CD đã là tiêu chuẩn cho chất lượng nhạc số. “Hi-Res Audio” thường được sử dụng để mô tả bất kỳ file hoặc định nhạc nhạc số nào có chất lượng còn vượt quá cả CD. Các định dạng Hi-Res thực sự đầu tiên là Super Audio CD (SACD) và DVD-Audio. Cả hai được ra mắt cách nhau vài tháng trong năm 2000 và đã có một cuộc chiến định dạng xảy ra.

Chúng sử dụng các file số độc quyền, giới hạn khả năng phát trên một số thiết bị nhất định hỗ trợ. Và đáng tiếc là đều chỉ phổ biến với những audiophile (những người yêu âm thanh mãnh liệt). Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp âm thanh có xu hướng sử dụng các thuật ngữ như HD Audio và High-Resolution Audio để mô tả những định dạng này. Điều này đã gây ra một số nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Đáng tiếc là những định dạng Hi-Res đầu tiên lại không sinh ra đúng thời điểm. Khoảng năm 2001, Apple đã đảo lộn thế giới nghe nhạc khi trình làng chiếc iPod đầu tiên. Chỉ sau một đêm, bất kỳ động lực phát triển nào đối với nhạc Hi-Res đã bị tiêu tan do lời hứa mang đến “hàng ngàn bài hát trong túi bạn” của Apple.

Với việc yêu cầu nhiều không gian lưu trữ, không có cách nào để đưa những file nhạc Hi-Res vào các máy nghe nhạc di động này. Trên thực tế, để chứa được lượng nhạc nhiều như vậy, iPod cũng như nhiều sản phẩm khác đều sử dụng MP3 – một định dạng nhạc số “lossy” (mất dữ liệu), cắt bỏ đi rất nhiều thông tin từ nguồn nhạc CD để đảm bảo dung lượng càng thấp càng tốt.

Dĩ nhiên, Hi-Res Audio không thể cạnh tranh. Phải đến gần 15 năm sau, dung lượng lưu trữ tăng lên, giá đủ rẻ, giúp chứa các file nhạc Hi-Res dễ dàng hơn.

Thời kỳ tái sinh của Hi-Res

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Không phải ai cũng hài lòng với MP3 và iPod. Huyền thoại dòng nhạc Folk Rock, Neil Young, đã từng thẳng thẳng phê bình MP3 lẫn thứ sử dụng nó nhiều nhất vào thời điểm đó – Apple iTunes. Cuối cùng, những lời chỉ trích của Young cũng đã tạo ra hành động. Năm 2012, anh giới thiệu một nguyên mẫu ban đầu của PonoPlayer, một thiết bị nghe nhạc di động có khả năng phát nhạc Hi-Res.

Năm 2014, PonoPlayer đã được ra mắt trên Kickstart và đạt được một sự thành công vang dội trong việc kêu gọi vốn, giúp công ty có được hàng triệu USD tiền tài trợ. Dự án cũng hứa hẹn tạo ra một cửa hàng nhạc trực tuyến, giúp bạn có thể mua và tải về nhạc Hi-Res. Dẫu vậy, đến cuối cùng thì cả máy nghe nhạc lẫn cửa hàng đều không thể cất cánh, bị buộc phải khai tử vào năm 2017.

Tuy nhiên, Neil Young không phải là người duy nhất nhận thấy iPod và MP3 không thể đáp ứng được nhu cầu nhạc số. Ngay sau khi Young trình làng nguyên mẫu của mình, Sony cũng đã tiếp bước trong cuộc chơi Hi-Res. Với sức mạnh khổng lồ của mình, công ty Nhật Bản đã quyết định tích hợp Hi-Res Audio vào dải sản phẩm phong phú, thiết kế một logo phối màu đen – vàng đặc trưng để tăng tính nhận diện. Họ áp dụng nó trên mọi thứ, từ máy nghe nhạc di động cho đến đầu thu A/V, loa và tai nghe,…

Sony giao toàn quyền kiểm soát logo đó cho Hiệp hội Âm thanh Nhật Bản (JEITA) từ năm 2014. Hiện nay, trên thị trường có vô số thiết bị hỗ trợ phát nhạc Hi-Res, từ smartphone cho đến tai nghe Bluetooth, sản xuất bởi nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau và đều chịu ảnh hưởng từ hãng điện tử Nhật. Có thể nói, Sony là người dẫn dắt trào lưu này.

Hi-Res khác CD như thế nào?

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Như đã nói ở trên, Hi-Res có “chất lượng tốt hơn CD” nhưng làm cách nào để cải thiện chất lượng CD? Trước khi đi vào điều đó, chúng ta sẽ cần hiểu một vài thông số định lượng chất lượng nhạc số.

Chất lượng nhạc số thường được thể hiện bằng cách sử dụng hai giá trị: bit depth (độ sâu bit) và sampling rate (tần số lấy mẫu). Đây là hai thông số thường được sử dụng khi âm thanh tương tự (analog) được chuyển đổi sang nhạc số (digital). Dĩ nhiên, giá trị càng cao, chất lượng nhạc số sẽ càng tốt.

– Sampling rate (Tần số lấy mẫu): Tần số lấy mẫu, thường được biểu thị bằng đơn vị Hertz (Hz), là số lần một mẫu được lấy tín hiệu âm thanh trong một giây. Số lần lấy mẫu tín hiệu âm thanh càng lớn, độ chi tiết thu được sẽ càng nhiều. Lấy mẫu tín hiệu âm thanh giống như quay một video liên quan đến một đối tượng chuyển động nhanh. Tốc độ khung hình (tốc độ lấy mẫu) càng cao, độ sâu cũng như độ chi tiết thu được sẽ càng nhiều, sản phẩm cuối cùng sẽ càng mượt mà.

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Giả sử, bạn đang quay một con báo đang chạy ngang qua thảo nguyên. Ở tốc độ 24fps (frame per second: khung hình/giây), bạn vẫn có thể biết đó là con báo, nhưng chi tiết sẽ bị mờ đi. Với tốc độ 1000fps, bạn có thể nhìn thấy cả râu, đốm của con báo và nhận thấy đuôi của nó hơi gấp khúc. Lấy mẫu âm thanh cũng tương tự như vậy.

– Bit depth (Độ sâu bit): Độ sâu bit đề cập đến số lượng bit thông tin được lấy trong mỗi mẫu. Tiếp tục với ví dụ video phía trên, độ sâu bit tương đương với số pixel trong mỗi khung hình của video. Ảnh hưởng lớn nhất của nó đối với âm thanh đó là dynamic range (dải động) tiềm năng. Nó thể hiện sự khác biệt giữa độ nhẹ nhàng và độ lớn của bản nhạc. Nói chung, độ sâu bit cao hơn cũng sẽ kéo theo băng thông (bitrate) lớn hơn, tức nhiều bit hơn trên giây, đối với file nhạc số. Điều này nghĩa là các file nhạc sẽ nặng hơn và cần nhiều không gian lưu trữ hơn.

Nhạc CD và nhạc Hi-Res: Độ sâu bit và tần số lấy mẫu của một bản nhạc chất lượng CD là 16-bit/44.1kHz (bit depth/sampling rate). Trong khi đó, Hi-Res Audio sử dụng độ sâu bit và tần số lấy mẫu tối thiểu là 24-bit/48kHz, tức cao hơn CD, một số file còn có tần số lấy mẫu cao hơn (ví dụ 24-bit/96kHz). Khi có tần số lấy mẫu cũng như độ sâu bit lớn như vậy, bài hát sẽ chi tiết, tinh tế và giàu sắc thái hơn, đồng thời mở rộng dải tần (âm trầm sâu hơn, âm bổng cao hơn).

Về lý thuyết, tất cả những điều này đều nhắm vào tái tạo âm thanh mà bạn nghe chân thực và phong phú hơn, gần với bản thu gốc.

Những tranh cãi xung quanh chất lượng

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Nếu tăng độ sâu bit và tần số lấy mẫu giúp chất lượng âm thanh trở nên tốt hơn, vậy tại sao Sony và Philips (những đồng sáng lập tạo ra tiêu chuẩn âm thanh CD) lại sử dụng 16-bit/44.1kHz? Nhiều người cho rằng các giá trị này là tất cả cần thiết để tái tạo trung thực âm thanh analog, do nhiều hạn chế từ chính thính giác con người. Họ khẳng định, chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt giữa âm thanh lấy mẫu ở 44.1kHz và 96kHz. Bởi 44.1kHz đã vượt qua ngưỡng tần số mà tai người có thể nghe thấy, lập luận tương tự cũng được áp dụng với độ sâu bit.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều kỹ sư âm thanh chọn các giá trị cao hơn này để tạo ra bản thu âm của mình. Họ xác nhận, chúng có thể tạo ra sự khác biệt. Thật kỳ lạ là Apple cũng đồng ý với điều đó, dù không phải lúc nào cũng cùng quan điểm với những người đề xuất nhạc Hi-Res về cách sử dụng các thông số cao hơn này.

Trong nhiều năm qua, Táo khuyết đã khuyến khích các kỹ sư âm thanh “master” (khâu xử lý cuối cùng trong quá trình sản xuất nhạc) mọi bản thu âm của mình ở mức 24-bit/96kHz, sau đó sử dụng phần mềm của Apple để chuyển đổi những bản nhạc này xuống file AAC 256Kbps. Tương tự MP3, các file AAC đã bị nén lại và mất dữ liệu. 

Apple từng lập luận, khi tạo ra file AAC bằng quy trình Apple Digital Masters, nó mang đến hiệu quả cao hơn và không thể phân biệt với nguồn nhạc master Hi-Res từ phòng thu. Mặc dù về bản chất, nó bị nén và mất dữ liệu. Tuy nhiên, các động thái hỗ trợ nhạc lossless và Hi-Res gần đây cho thấy, nhà Táo đang đi ngược lại điều này.  

Các loại file nào được sử dụng cho Hi-Res Audio?

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Để lưu trữ Hi-Res Audio, bạn sẽ cần đến một loại file có thể chứa độ sâu bit và tần số lấy mẫu cao hơn. Cả AAC lẫn MP3 đều không thể làm được điều đó. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy nhạc Hi-Res có các định dạng rất lạ như AIFF, ALAC, FLAC, WAV hay DSD. Trong số này, FLAC là định dạng được sử dụng rỗng rãi nhất và 24-bit/96kHz là mức thông số phổ biến nhất. Đôi khi, bạn cũng thấy file FLAC lên tới 24-bit/192kHz.

Hạn chế lớn nhất của các file Hi-Res là chúng thường ngốn dung lượng nhiều hơn MP3. Một bài hát được mã hóa ở FLAC 24-bit/192kHz (tùy thuộc vào từng bài hát) có thể đạt dung lượng gấp 20 lần so với file MP3 tương tự được mã hóa ở chất lượng tốt nhất (320kbps/44.1kHz). Lấy bài đầu tiên trong album Gaucho của Steely Dan làm ví dụ, ở định dạng MP3 320kbps có dung lượng là 5.3MB, nhưng bản FLAC 24-bit/96kHz lại nặng đến 124MB tức nhiều hơn 23 lần.

Tất cả những định dạng file này đều không độc quyền, có nghĩa chúng được các nhà sản xuất thiết bị và đơn vị xuất bản âm nhạc sử dụng tự do mà không phải trả phí cho cơ quan cấp phép. Đây là một tin tốt cho những ai lo lắng về cuộc chiến định dạng hoặc vấn đề không tương thích. Trên thực tế, Sony, ông hoàng của các định dạng độc quyền, đã từ bỏ hoàn toàn lối kinh doanh này.

Thiết bị chuyên dụng

Đầu tiên, thiết bị bạn sử dụng để phát nhạc phải sở hữu DAC (Digital-to-Analog converter: bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự) có khả năng xử lý file Hi-Res Audio. Ngày nay, DAC tích hợp hầu hết trên máy tính cũng như đầu phát Blu-ray đều có khả năng này. Nhưng với điện thoại lại hơi khác biệt. Hầu hết điện thoại Android ngày nay đều hỗ trợ Hi-Res Audio từ phần mềm đến phần cứng. Tuy nhiên, riêng iPhone mặc định lại không hỗ trợ phát nhạc Hi-Res.

Việc thiết bị của bạn có thể chơi Hi-Res không có nghĩa chúng sẽ mang đến chất lượng nhạc tốt hơn đáng kể so với MP3. Chất lượng của DAC, bộ khuếch đại (amplifier), tai nghe hay loa đóng vai trò quan trọng trong việc tái hiện trọn vẹn bản nhạc Hi-Res. Ví dụ, hầu hết máy tính đều được tích hợp DAC có thể xử lý file nhạc Hi-Res, nhưng hiệu quả cao hay thấp thì khác nhau tùy mẫu. Ngay cả khi có thể thực hiện tốt điều đó, đường xuất ra tai nghe nếu kém cũng khiến kết quả cuối trở nên thất vọng.

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Các máy nghe nhạc Hi-Res chuyên dụng, chẳng hạn như những sản phẩm của Astell & Kern, Sony, FiiO, HiBy, Pioneer, HiFiMan, iBasso, xDuoo, Shanling,… đều là những lựa chọn tốt. Những sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để mang lại trải nghiệm nghe nhạc Hi-Res tuyệt vời ngay khi xuất xưởng. Phần cứng, thiết kế lẫn phần mềm đều đã được tối ưu kỹ cho việc phát nhạc, không bị “tạp nham” như PC hay smartphone.

Còn đối với tai nghe hay loa đang sử dụng. Tai nghe đi kèm smartphone nói chung không đủ tốt để nghe những bản nhạc chất lượng thấp, chứ đừng nói tới Hi-Res. Bạn thực sự cần nâng cấp một bộ tai nghe tử tế để tận hưởng những âm thanh mà file nhạc Hi-Res có thể mang lại. Chi tiết, độ động,… rất nhiều yếu tố sẽ được bóc tách ra. 

Như vậy, để có thể tận dụng hết lợi thế của nhạc Hi-Res, bạn phải chịu khó đầu tư. Chẳng bạn, mua một bộ DAC/amp chuyên dụng gắn ngoài cho PC của mình với giá chỉ từ 1,5 triệu đồng trở lên, nhận về chất lượng âm thanh tốt hơn hẳn trước đây. Kể cả khi chỉ sử dụng những tai nghe giá rẻ như Superlux HD681 Evo, Grado SR80e hay Sennheiser IE400 Pro,…

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Liệu Hi-Res Audio có đi trước thời đại không?

Có thể trong tương lai, nhạc Hi-Res sẽ vượt mặt MP3, trở thành tiêu chuẩn cho chất lượng nhạc số. Với việc nhiều dịch vụ streaming đẩy mạnh hỗ trợ tiêu chuẩn này, đặc biệt là Apple Music. Ngoài ra, nhạc số Hi-Res cũng duy trì tất cả những lợi ích mà chúng ta mong đợi, thay vì các nỗ lực dựa trên đĩa vật lí trước đây, chẳng hạn như Super Audio CD (SACD) và DVD-Audio.

Giờ đây, thật dễ để chúng ta mua, tải về hay phát nhạc Hi-Res. Bên cạnh các cửa hàng bán nhạc như HDtracks, Qobuz, 7digital, mora,… còn có những dịch vụ streaming nhạc chất lượng cao như Amazon Music HD, Tidal,… Và dù chi phí thực hiện điều đó đôi khi cao hơn so với những định dạng lossy, nhưng chất lượng âm thanh mà chúng mang lại hoàn toàn xứng đáng nếu sử dụng với các thiết bị phù hợp.

Nhạc Hi-Res thực sự có chất lượng âm thanh tốt hơn?

Nếu so với các file MP3 có bitrate thấp, dĩ nhiên, nhạc Hi-Res mang lại chất lượng tốt hơn rõ ràng nếu thiết bị phát đủ tốt. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại, nghe nhạc còn phụ thuộc vào cảm tính, khó có thể để kết luận một file Hi-Res 24-bit/96kHz sẽ cảm xúc hơn file lossless 16-bit/44kHz đối với người nghe thông thường.

Dẫu sao đi chăng nữa, người dùng cũng sẽ được chuyển từ nhạc lossy MP3 sang lossless, chất lượng tương đương CD hoặc cao hơn. Khi sử dụng những thiết bị phù hợp, người dùng có thể cảm nhận giống với ý đồ thu âm, phối khí của nghệ sĩ. Đây chắc chắn là một tin tốt đối với giới nghệ sĩ trên toàn cầu.

Liệu Hi-Res sẽ là tương lai âm thanh?

Hi-Res Audio là gì? Làm sao để thưởng thức chúng?

Có thể đúng, hoặc có thể không. Trong những năm gần đây, đã có 2 định dạng âm thanh “chìm đắm” mới xuất hiện và tự tạo ra sân chơi cho riêng mình, đó là Dolby Atmos Music và Sony 360 Reality Audio. Chúng sử dụng các kỹ thuật sản xuất phòng thu mới, những thiết bị và phần mềm chuyên dụng (đối với người nghe) để mang lại trải nghiệm âm thanh vượt xa stereo 2 kênh thông thường.

Khi các định dạng này phổ biến bởi những hãng thu âm, dịch vụ phát nhạc, các nhà sản xuất thiết bị âm thanh, chúng ta có thể thấy ngành nhạc số chuyển đổi từ Hi-Res sang âm thanh không gian 3D. Chẳng hạn, không chỉ cung cấp nhạc lossless Hi-Res, Apple còn hỗ trợ thêm Dolby Atmos Music cho dịch vụ Apple Music của mình từ tháng 6. Người dùng sẽ được nghe những bản nhạc Dolby Atmos khi sử dụng tai nghe AirPods hoặc Beats có chip H1 hoặc W1, cũng như hệ thống loa tích hợp trên iPhone, iPad và Mac.

Trước mắt, nhạc Hi-Res vẫn là lựa chọn dễ tiếp cận nhất cho những ai tìm kiếm âm thanh chất lượng cao.

Lê Hữu (theo Digital Trends)

Nguồn: https://vnreview.vn/am-thanh/-/view_content/content/3448644/hi-res-audio-la-gi-lam-sao-de-thuong-thuc-am-thanh-do-phan-giai-cao

Continue Reading

Trending