Tin công nghệ
‘Đừng trách những người muốn bỏ vài chục USD để đầu tư’
Những nền tảng kêu gọi vốn đang trở thành trào lưu của giới công nghệ. Chúng mở ra cơ hội cho những startup hay các công ty khó tiếp cận nguồn vốn của các quỹ đầu tư truyền thống.
Một tháng qua, giới đầu tư tiền mã hóa ở Việt Nam trải qua giai đoạn đầy biến động.
Bitcoin nhiều lần giảm giá sâu, toàn bộ thị trường có những ngày đỏ sàn, rồi trào lưu coin động vật và người nổi tiếng quảng cáo khiến tiền mã hóa được nhiều người biết đến hơn bao giờ hết.
Không khó để bắt gặp những câu hỏi “em có 2 triệu, 5 triệu, có nên mua coin không” trên những hội nhóm tiền mã hóa. Thị trường sôi động dẫn đến tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới không hẳn là tiêu cực.
“Khi làm bất cứ thứ gì, cần có khả năng học hỏi để thu nhận kiến thức. Việc bỏ ra số vốn nhỏ như 5, 10 hay 20 USD chính là cách học nhanh, thực tế nhất để mình có thêm hứng thú, hiểu rằng đầu tư có nghĩa là gì.
Dù khoản tiền đầu tư đó có về con số 0, nó vẫn là số tiền rất nhỏ, giống như mua một cuốn sách vậy. Trong 100 bạn đầu tư nhỏ, hi vọng có 20-30 bạn tìm hiểu sâu hơn, và 10 bạn có thể đầu tư số vốn lớn”, ông Kendrick Nguyễn, CEO và đồng sáng lập nền tảng gọi vốn cộng đồng Republic chia sẻ.
Trong bài phỏng vấn với Zing, Kendrick Nguyễn hào hứng chia sẻ quan điểm của mình về đầu tư, chú trọng vào những nhà đầu tư nhỏ lẻ và nền tảng gọi vốn cho các công ty thuộc về số ít. Republic là một công ty đang để lại dấu ấn trong lĩnh vực đầu tư nhỏ lẻ và gọi vốn cộng đồng. Trong suốt 5 năm thành lập, nền tảng này đã huy động thành công 300 triệu USD vốn cho các công ty khởi nghiệp.
Republic hoạt động như thế nào, và đâu là điểm khác biệt lớn nhất so với các nền tảng gọi vốn cộng đồng?
Mục tiêu của Republic là trở thành nền tảng mà bất cứ ai trên thế giới, dù giàu hay nghèo, đều có thể tham gia đầu tư. Thông thường, bạn phải có rất nhiều tiền nếu muốn đầu tư vào các dự án tư nhân, chưa trở thành công ty đại chúng. Trong khi đó, các khoản đầu tư ban đầu mới là cơ hội tốt nhất.
Tầm nhìn của Republic là giúp mọi người có cơ hội đầu tư vào các công ty mới từ sớm. Nếu họ tin tưởng công ty, dự án đó, họ có thể đầu tư 10 USD, 100 USD, thậm chí 1.000 USD giống như những tỷ phú, triệu phú từ 10 hay 20 năm trước. Đây là sự khác biệt rất lớn của Republic.
Khi con người có khả năng đầu tư một số vốn rất nhỏ, đó vừa là quyền lợi, đồng thời cũng là bài học của người đó. Hãy tưởng tượng bạn có một khoản tiền nhỏ, và thay vì mua sắm, bạn quyết định đầu tư vào một đôi vợ chồng đang mở quán ăn ven đường mà bạn gặp hàng ngày.
Việc bỏ tiền ra như vậy khiến cho mỗi người đều có thể đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp, xã hội. Dù mỗi người chỉ bỏ ra số tiền rất nhỏ như 10-20 USD, nhưng nếu bạn có thể thuyết phục hàng triệu người làm việc đó, thì sẽ rất tốt cho xã hội và nền kinh tế.
Với một số tiền nhỏ, mỗi người đều có thể học về đầu tư. Lợi nhuận của họ có thể không lớn, thậm chí có thể về 0, nhưng đây vẫn sẽ là bài học đáng giá so với lượng tiền bỏ ra.
![]() ![]() |
Quá trình đầu tư vào các công ty từ sớm sẽ giúp người tham gia có mức lợi tức lớn nhưng rủi ro không nhỏ. Liệu Republic có phải đơn vị thay người dùng thẩm định, đánh giá dự án?
Republic giống một cánh cửa thẩm định các công ty, dự án xin tham gia. Trong gần 10.000 công ty nộp đơn tham gia, Republic sẽ chỉ chọn ra vài trăm, tức là 1-2% số công ty đó.
Năm 2021 chúng tôi ước tính 30.000 công ty đăng ký gọi vốn trên Republic, tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ chọn ra khoảng 500 công ty. Công ty nộp đơn tham gia sẽ được đội ngũ Republic đánh giá xem liệu những nhà sáng lập có phải chuyên gia trong lĩnh vực này không, công ty họ đã ra thị trường chưa, đã có bước tiến nào chưa.
Chắc chắn việc đầu tư sớm sẽ đi kèm rủi ro cao. Ngay cả với những quỹ đầu tư lớn trên thế giới như Sequoia hay Andreessen Horowitz, trong 10 công ty họ đầu tư, chỉ 1/10 công ty đó có khả năng phát triển thành công và 9/10 công ty còn lại có thể trở thành con số không.
Nhà đầu tư cơ bản cần nắm rõ vấn đề đấy. Đối với tôi, quan niệm chỉ tập trung đầu tư vào một công ty và nghĩ rằng nó sẽ giúp mình giàu có là điều sai lầm. Do vậy, Republic cần đóng vai trò như một kênh tin tức, truyền tải kiến thức cũng như hiểu biết cơ bản cho nhà đầu tư.
Republic vẫn là một sàn đầu tư. Do vậy, tôi muốn, đồng thời tin rằng những lựa chọn mà Republic đưa ra có thể đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Ngành đầu tư mạo hiểm ở Mỹ mới ra đời cách đây 40 năm và vẫn còn non trẻ. Câu chuyện cái gì đúng, cái gì sai, nên hay không nên đầu tư không phải là bất biến. Những quan điểm của quỹ đầu tư lớn chưa chắc đã đúng. Do vậy, chúng tôi tôn trọng những góc nhìn khác, là góc nhìn của cộng đồng.
![]() ![]() |
Vậy đứng từ góc độ doanh nghiệp kêu gọi vốn, nhận 1 triệu USD từ một quỹ đầu tư, và 1 triệu USD từ 10.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ, mỗi người góp 100 USD khác gì nhau?
Tôi cho rằng khi một người bỏ tiền để đầu tư, tâm lý của họ sẽ khác với khi mua đồ. Nếu anh bỏ tiền đầu tư vào một thương hiệu, chắc chắn anh sẽ có tâm lý muốn mua, dùng sản phẩm của họ khi có cơ hội.
Để có 10.000 khách hàng trở thành nhà đầu tư của mình là một giá trị không thể đong đếm. Đây là thứ chỉ có được bằng cách gọi vốn cộng đồng. Qua hàng trăm công ty đã gọi vốn được trên Republic, chúng tôi nhận thấy sự gắn bó với sản phẩm họ bỏ tiền ra là tốt hơn rất nhiều.
Ngoài ra, tốc độ gọi vốn cũng là một lợi thế. Ví dụ là Gumroad, công ty đầu tiên được gọi vốn cộng đồng tới 5 triệu USD tại Mỹ. Trước đây, một công ty như Gumroad để gọi 5 triệu USD vốn theo vòng sẽ phải mất nhiều tháng, đôi khi một vài năm.
Tuy nhiên khi tham gia Republic, công ty này đã gọi được 5 triệu USD chỉ trong 12 giờ. Đây là trường hợp công ty đầu tiên tại Mỹ gọi vốn cộng đồng với một mức độ lớn và nhanh như vậy.
Số tiền đầu tư tối thiểu cho các dự án tại Republic hiện tại vẫn ở mức khoảng 100-200 USD. Có cách nào giảm chúng xuống chỉ còn vài USD không?
Công nghệ blockchain có thể giúp hiện thực hóa điều đó. Trước đây nhà đầu tư phải có số tiền lớn mới có cơ hội được góp vốn. Với công nghệ blockchain, số tiền tối thiểu để đầu tư có thể được rút nhỏ lại còn 5-10 USD.
Blockchain cũng giúp quá trình chuyển tiền của Republic nhanh hơn. Nếu không có 2 điểm này thì Republic rất khó tồn tại. Trong tương lai, tôi hy vọng công nghệ sẽ tạo điều kiện giúp một người nông dân tại Việt Nam cũng có thể đầu tư vào một công ty tại Mỹ.
Vậy Republic kiếm tiền như thế nào?
Khi chúng tôi giúp một công ty gọi vốn thành công, chúng tôi sẽ được trích vài phần trăm hoa hồng bằng tiền mặt. Một hình thức khác là chúng tôi sở hữu một phần vốn của công ty đó. Khi công ty đó phát triển, số vốn chúng tôi nhận được sẽ sinh lời.
![]() ![]() |
Liệu Republic có dự định đầu tư vào những thị trường mới như Việt Nam? Nếu có, làm thế nào để mô hình hoạt động của Republic phù hợp điều kiện luật pháp nước sở tại?
Tôi là luật sư trước khi thành lập Republic. Rất ít người biết rằng vấn đề luật pháp chiếm tới 50% tầm quan trọng trong lĩnh vực fintech. Nếu nắm vững, đáp ứng được điều kiện luật pháp, bất cứ công ty nào cũng có thể nắm được lợi thế.
Tôi rất muốn mô hình của Republic nhân rộng, đặc biệt tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng một đội ngũ điều hành trực tiếp tại nước sở tại không đơn giản. Do vậy, nếu có cơ hội, Republic sẽ chọn cách thức liên doanh với những đối tác tại Việt Nam. Republic có thể cung cấp kiến thức về tài chính và hỗ trợ xây dựng mạng lưới. Trước mắt, chúng tôi sẽ vẫn tập trung mở rộng tới khu vực Trung Quốc, Trung Đông, châu Âu và Australia.
Các startup tại Việt Nam có gì hấp dẫn, và thị trường còn những hạn chế nào?
Tiềm năng và khả năng công nghệ của người Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Dẫu vậy, khả năng đầu tư của mỗi cá nhân còn khá hạn chế khi so sánh với Singapore. Trước khi tham gia vào một thị trường mới, Republic phải giải bài toán tài chính, phải trả lời câu hỏi liệu đây có phải điều đem lại lợi ích cho công ty hay không.
Dù có nhận được sự ủng hộ thì Việt Nam vẫn chưa phải thị trường mà chúng tôi đặt mục tiêu trong năm 2021, vì số tiền mỗi cá nhân bỏ ra đầu tư vẫn còn rất nhỏ.
Vì là người Việt, tôi mong muốn có sự đóng góp, dù có lợi hay không. Tôi rất muốn tìm được đối tác liên doanh phù hợp để hỗ trợ đầu tư. Mình người Việt nhưng chưa chắc hiểu biết rõ về thị trường tại quê hương, do vậy rất cần sự giúp sức từ những người bạn có khả năng tham gia.
Ngoài những lĩnh vực chính như startup, video game và tiền mã hóa, trong thời gian tới Republic có hình thức đầu tư nào mới?
Tôi rất vui khi được hỏi về vấn đề này. Quả thực tôi chưa từng chia sẻ kế hoạch của mình cho các bên truyền thông của Mỹ. Chắc chắn trong 3 tháng nữa, đội ngũ Republic sẽ tạo cơ hội cho người dùng đầu tư vào ngành âm nhạc.
Lấy ví dụ một nữ ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam sắp ra mắt album mới, cô ấy có thể kêu gọi đầu tư khoảng 200.000 USD, và người đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận từ tiền bán album. Nếu bạn là một ca sĩ thành công, người hâm mộ sẽ rất hứng thú với dự án này.
Những gì Republic đang làm là kết hợp sự đam mê, niềm tin và hứng thú của con người với khả năng sinh lời. Khoảng 10 năm trước, đầu tư là câu chuyện nhàm chán dành cho những người lớn tuổi, có tiền. Tuy nhiên, các bạn trẻ hiện nay đã có suy nghĩ khác.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
Tin công nghệ
Hà Nội bắt đầu áp dụng mã QR cá nhân thống nhất
Từ 12h ngày 16/9, các cơ sở kinh doanh tại Hà Nội được phép hoạt động sẽ phải tạo điểm quét mã QR. Đây là mã QR cá nhân thống nhất, sẽ áp dụng cho các ứng dụng chống dịch.
Trong văn bản quy định về một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ được hoạt động trở lại từ 12h ngày 16/9, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch và quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng.
Theo chia sẻ của đại diện Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 Quốc gia, đây chính là mã QR cá nhân, thống nhất sử dụng trên mọi ứng dụng phòng, chống dịch trong thời gian tới.
Các mã QR này sẽ cố định và gắn liền với mỗi cá nhân. Đơn vị này cho biết Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất sẽ sử dụng nền tảng mã QR này để quản lý ra vào trên địa bàn.
![]() |
Nhà hàng, quán ăn tại Hà Nội bắt buộc phải tạo điểm quét mã QR khi mở cửa. |
Bên cạnh đó, nền tảng này sẽ đồng bộ với ứng dụng VNEID của Bộ Công an để quy về một chuẩn mã QR dùng chung trong thời gian sớm nhất.
Để đăng ký mã, chủ địa điểm cần truy cập trang web https://qr.tokhaiyte.vn, chọn mục “Đăng ký địa điểm” và nhập đầy đủ thông tin về địa điểm cần đăng ký. Sau khi điền mã OTP, chủ cơ sở sẽ nhìn thấy giao diện có mã QR.
Trong quá trình mở cửa kinh doanh, chủ địa điểm có trách nhiệm yêu cầu khách ra vào xuất trình mã QR của mình để quét, ghi nhận lượt vào ra. Mã QR có thể hiện trực tiếp trên điện thoại, in ra giấy hoạc là mã của thẻ Bảo hiểm y tế.
Sau khi quét thành công, màn hình sẽ hiện ra thông tin của người ra vào gồm tên viết tắt và tình trạng khai báo y tế.
Chủ địa điểm và người dân có thể xem hướng dẫn quét mã QR cho tất cả khách hàng trên trang web của Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
Tin công nghệ
Microsoft đang phát triển thế hệ Windows tiếp theo
Trong tương lai gần, công ty sẽ có thêm thông báo chính thức về thông tin này.
Vào sáng ngày 25/5, Microsoft đã tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến (Build conference) cho các nhà phát triển. “Sắp tới, chúng tôi sẽ cập nhật cho Windows những tính năng đáng chú ý nhất trong vài thập kỷ qua. Chúng sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà phát triển nói chung”, Satya Nadella, CEO của Microsoft, chia sẻ tại sự kiện này.
![]() |
Satya Nadella phát biểu trong buổi hội thảo Microsoft Build. Ảnh: Microsoft News. |
Vị CEO này cũng đã dành nhiều lời khen cho phiên bản Microsoft mới nhất mà ông đang thử nghiệm. “Windows sẽ là nền tảng mang lại cho người dùng trải nghiệm sáng tạo, mới và tự do nhất”, Nadella cho biết.
Ngoài ra, Satya còn hé lộ về một phiên bản mới của Cửa hàng Microsoft (Store) đang được phát triển. Nhiều khả năng các bên thứ ba có thể sử dụng hệ thống thanh toán của riêng họ, không cần phải thông qua hệ thống trung gian. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà phát triển nội dung.
![]() |
Giao diện của bản cập nhật Windows 10 gần đây nhất có tên là Sun Valley. Ảnh: Microsoft. |
Đoạn teaser được tung ra một tuần sau khi Windows 10X, một phiên bản nhỏ gọn được thiết kế cho màn hình đôi của Windows 10. Một số chi tiết trong giao diện cũng như tính năng của 10X có thể sẽ xuất hiện trong các bản cập nhật của năm nay.
Microsoft sẽ có sự kiện lớn nhằm ra mắt của Windows thế hệ tiếp theo với giao diện và tính năng mới, có thể diễn ra vào tháng 6.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
Tin công nghệ
Làm việc từ xa thời Covid: Thích nghi nhất thời hay theo xu thế?
Khi nhiều công ty cho phép nhân viên làm tại nhà để góp phần phòng chống dịch Covid-19, người lao động cố gắng đảm bảo hiệu quả công việc bằng những công cụ hỗ trợ như Zalo.
Từ lâu, các nước phát triển đã thực hiện vận động doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc từ xa nhằm giải quyết một số vấn đề tồn tại và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin. Nhật Bản là ví dụ điển hình khi từng khuyến khích người dân làm ở nhà để giảm tải giao thông và thiết lập phong cách làm việc mới vào năm 2017.
Người Việt dần quen với hình thức làm việc từ xa
Với nhiều công ty đa quốc gia, việc kết nối và làm việc thường xuyên với các thị trường nước ngoài là chuyện thường thấy. Hoặc nhân viên của họ có thể lựa chọn làm việc từ xa ở một đất nước khác, dựa vào sự giúp sức của những nền tảng công nghệ hiện đại đang được nâng cấp từng ngày.
![]() |
Nhật Bản từng khuyến khích người dân làm việc tại nhà để giảm tải giao thông vào năm 2017. |
Tại Việt Nam, với một số nghề nghiệp mới như developer (kỹ sư phần mềm), nghiên cứu và phân tích thị trường, freelancer (làm việc tự do)…, nhiều người trẻ dần lựa chọn làm từ xa. Tuy nhiên, đây hầu như là những công việc đặc thù. Khái niệm làm việc không cần đến văn phòng vẫn còn khá xa lạ với người Việt.
Như nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu năm 2020, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi hình thức làm việc trực tiếp sang trực tuyến theo từng giai đoạn diễn biến của dịch Covid-19 trong xã hội. Trong khi một số nước đã quen thuộc với cách vận hành này, Việt Nam đang bắt đầu thích nghi. Gần nhất là Singapore, chính phủ nước này đang siết chặt việc bắt buộc đảm bảo cho người dân được làm việc tại nhà.
Lần đầu tiên làm việc tại nhà đến 4 tháng, anh Võ Lê Hoàng Anh (nhân viên phát triển thị trường tại Hà Nội) tâm sự: “Lúc đầu cũng khá loay hoay vì mọi người mặc định làm việc ở nhà sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu quen thuộc với công cụ làm việc trực tuyến như Zalo, mọi thứ cũng khá suôn sẻ, đạt 80-90%, nếu cố gắng hơn nữa thì đạt 100% hiệu quả”.
Làm việc từ xa được xem là thách thức trong bối cảnh xã hội chưa kịp chuẩn bị kỹ càng. Nhưng dưới góc nhìn tích cực, đây cũng là cơ hội để người Việt tối ưu ứng dụng công nghệ trong công việc, xây dựng phong cách làm việc mới.
Thích nghi nhất thời hay theo xu thế?
Ngoài việc tránh dịch, ngăn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, làm việc từ xa giúp người lao động tiết kiệm thời gian di chuyển, linh hoạt hơn trong việc sắp xếp cuộc sống. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra rằng liệu hiệu quả công việc có được đảm bảo như khi làm tại văn phòng.
Nhiều người cho rằng làm từ xa chỉ thích hợp với những công việc mang tính chất cá nhân, còn những người thường xuyên làm việc nhóm, hiệu quả sẽ bị cắt giảm đáng kể. Một số khác phản bác với niềm tin vào sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ công nghệ hiện đại.
Anh Lâm Anh Tuấn đã rời TP.HCM về Đồng Nai hơn nửa năm nay. Khu vườn của cha mẹ trở thành nơi làm việc của anh. “Không đến công sở sẽ giảm đi một phần áp lực, lại có tâm lý thoải mái để làm việc. Mỗi lúc cần họp với đối tác hay đồng nghiệp, tôi sẽ sử dụng tính năng gọi video nhóm, mọi người kết nối thường xuyên và dễ dàng”.
![]() |
Zalo phiên bản trên máy tính có thể thực hiện cuộc gọi lên đến 100 người. |
Dựa trên thông tin mới đây vừa công bố, nhân viên của nhiều công ty ở những quốc gia phát triển được phép làm việc tại nhà vô thời hạn sau dịch. Hài lòng với hiệu quả công việc hiện tại, chị Võ Trang Anh – nhân viên thiết kế tại TP.HCM – có cùng niềm hy vọng với anh Tuấn khi mong chờ được làm việc từ xa kể cả khi dịch chấm dứt.
![]() |
Người dùng dễ dàng kéo thả file lên đến 1 GB vào khung chat để chuyển tài liệu hoặc hình ảnh chất lượng cao. |
Đối với nhà sử dụng lao động, việc cho nhân viên làm từ xa có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhưng gây khó khăn trong việc quản lý và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bên cạnh kết nối và tạo động lực cống hiến. Theo ông Cao Thế Lộc – tổng giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội, nhân viên của ông mong chờ có thể trở lại văn phòng sớm để trao đổi trực tiếp và hiểu nhau nhiều hơn.
Mặc dù một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đã mở màn cho xu hướng làm việc từ xa vô thời hạn, các công ty trong nước vẫn chưa có động thái gì cụ thể hoặc tỏ ra ủng hộ. Làn sóng này có làm thay đổi phong cách làm việc ở Việt Nam hay không vẫn là một dấu chấm hỏi, bởi quyết định này còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và hiệu quả công việc thực tế dựa trên sự chuyển biến chất lượng thị trường lao động trong tương lai và công cụ làm việc đến từ công nghệ hiện đại.
Độc giả có thể trải nghiệm Zalo PC với những tính năng hỗ trợ làm việc trực tuyến tại đây.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
-
Tin công nghệ3 years ago
Bóc phốt “sữa béo Nga” New Milky: Hàng ‘năm cha ba mẹ’, giá bán trên trời
-
Game - Ứng dụng3 years ago
Liên Quân cùng thương hiệu Ultraman tạo skin cho Florentino, Ryoma
-
Tin công nghệ2 years ago
Dịch vụ thuê SIM vay FE Credit giá 4 triệu đồng tràn lan trên Facebook
-
Mạng xã hội3 years ago
Cách chuyển tin nhắn ứng dụng Line sang máy mới nhanh nhất
-
Tin công nghệ2 years ago
Nhân vật của Sơn Tùng M-TP chính thức xuất hiện trong Free Fire
-
Kinh Nghiệm Hay2 years ago
4 cách để chơi game Flash mà không cần Flash
-
Android3 years ago
Điện thoại báo “chỉ cuộc gọi khẩn cấp”: Nguyên nhân và cách khắc phục
-
Mạng xã hội3 years ago
Zalo báo tài khoản không tồn tại là gì? 4 lưu ý sau khi xóa tài khoản