Tin công nghệ
Loạt công nghệ màn hình giúp Samsung dẫn dắt thị trường smartphone
Samsung từng khởi xướng nhiều trào lưu về màn hình, góp phần định hình thị trường smartphone và thay đổi trải nghiệm di động của người dùng.
Trong 2 thập kỷ phát triển của smartphone, Samsung luôn là một trong những hãng dẫn đầu trên đường đua sáng chế ra các kiểu dáng màn hình độc đáo. Gã khổng lồ để lại nhiều dấu ấn trên thị trường smartphone với trào lưu màn hình lớn – Galaxy Note, màn hình cong – Galaxy Note Edge và màn hình gập – Galaxy Fold.
Khai mở trào lưu về màn hình
Galaxy Note được biết đến là dòng smartphone góp phần đưa khái niệm phablet – màn hình siêu lớn trở nên phổ biến trên thị trường thiết bị di động. Ở thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2011, dòng điện thoại này từng gây xôn xao với màn hình 5,3 inch – kích thước ngoại cỡ so với phần lớn smartphone khác. Một số ý kiến lúc bấy giờ cho rằng, 5,3 inch là “quá lớn” và “không cần thiết”, tuy nhiên Galaxy Note lại tạo bất ngờ khi nhận được sự ủng hộ từ người dùng.
Chỉ trong vòng hai tháng từ khi ra mắt, mẫu smartphone “lai máy tính bảng” của Samsung đã cán mốc 1 triệu máy bán ra. Chưa đầy một năm sau đó, hầu hết hãng smartphone đều nối bước ông lớn Hàn Quốc cho ra những mẫu điện thoại phablet. Đến nay, Galaxy Note vẫn là dòng smartphone thành công của Samsung. Tổng cộng có 10 thế hệ Galaxy Note ra đời trong 10 năm với kích thước màn hình tăng dần, cấu hình và tính năng ngày càng mạnh mẽ, hiện đại.
![]() |
Galaxy Note mở đầu trào lưu màn hình lớn. |
3 năm sau khi tạo tiếng vang với Galaxy Note, Samsung tiếp tục thu hút sự quan tâm với thiết kế màn hình cong một cạnh trên Galaxy Note Edge. Màn hình này giúp thu hẹp tối đa viền máy, mở rộng không gian trải nghiệm của người dùng. Mẫu smartphone cũng được yêu thích nhờ mang lại cảm giác cầm nắm, chạm lướt thoải mái, tự nhiên hơn và được tích hợp nhiều tính năng tiện lợi ở cạnh màn hình.
Từ màn hình cong một cạnh của Galaxy Note Edge, Samsung phát triển thành công màn hình vô cực trên các đời Galaxy S và Note sau này, đem tới vẻ ngoài bắt mắt và hiện đại hơn. Hiện nay, thiết kế này được các hãng smartphone ứng dụng rộng rãi trên các dòng sản phẩm flagship, tạo nên xu thế về công nghệ màn hình trên thị trường điện thoại thông minh.
![]() |
Galaxy Note Edge là một trong những smartphone màn hình cong đầu tiên. |
Năm 2019, Samsung trình làng Galaxy Fold – smartphone màn hình gập đầu tiên của hãng. Khả năng gập – mở linh hoạt như một cuốn sách cùng thiết kế cao cấp của mẫu điện thoại nhanh chóng tạo nên cơn sốt. Theo Samsung, trong 4 tháng, khoảng 500.000 chiếc Galaxy Fold đã đến tay người tiêu dùng trên toàn cầu, đem về mức doanh số tỷ USD cho tập đoàn Hàn Quốc.
Chỉ ít tháng sau đó, hãng tiếp tục giới thiệu đến người dùng thế hệ smartphone màn hình gập thứ 2 – Galaxy Z Flip. Nếu dòng Fold cho kích thước màn hình lớn như tablet khi mở ra, thì Z Flip tạo ấn tượng với kích thước nhỏ gọn như hộp phấn khi gập lại. Không hề kém cạnh đàn anh, smartphone này thu về doanh số 230.000 máy trên toàn cầu sau một tháng ra mắt.
![]() ![]() |
Galaxy Z Fold và Galaxy Z Flip gây sốt nhờ thiết kế gập – mở linh hoạt. |
Samsung cho biết, hãng đã mất đến hơn 7 năm để nghiên cứu, chế tạo Galaxy Z Fold và 3 năm để thương mại hóa Galaxy Z Flip. Cả 2 sáng chế này không đơn thuần là màn phô diễn công nghệ của hãng, mà là sự đầu tư nghiêm túc để khai mở phân khúc điện thoại di động có khả năng định hình tương lai. Kỷ nguyên smartphone màn hình gập đang dần hình thành, tương tự trào lưu màn hình lớn hay màn hình vô cực trong thập kỷ qua.
Tham vọng chiếm lĩnh thị phần màn hình gập
Theo công ty nghiên cứu thị trường Display Supply Chain Consultants – DSCC (Nhật Bản), thị trường màn hình gập trong năm 2020 có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 2,2 triệu sản phẩm bán ra, gấp gần 10 lần so với năm 2019. Trong đó, Samsung nắm giữ đến 87% thị phần với 2 dòng smartphone chủ đạo là Galaxy Fold và Galaxy Z Flip.
DSCC cũng đưa ra dự đoán, Samsung sẽ tiếp tục thống lĩnh thị trường smartphone màn hình gập trong năm nay, chiếm đến 81% thị phần và 76% doanh thu. Dự đoán này dựa trên sức hút của mẫu smartphone màn hình gập thứ 3 của hãng – Galaxy Z Fold2 ra mắt vào tháng 9/2020, trang bị loạt nâng cấp đáng giá so với thế hệ tiền nhiệm.
![]() |
Galaxy Z Fold2 được dự đoán chiếm 49% doanh thu smartphone màn hình gập trong năm nay. |
Với màn hình lớn hơn, bản lề được nâng cấp đáng kể, nhiều tính năng đa nhiệm được tích hợp, Galaxy Z Fold2 có được sự đón nhận lớn từ người dùng toàn cầu. Đơn cử tại thị trường Việt Nam, chỉ trong 15 ngày mở bán, 1.000 chiếc điện thoại này đã được bán hết, dù mức giá chạm ngưỡng 50 triệu đồng. Galaxy Z Fold2 được DSCC dự đoán chiếm 49% doanh thu smartphone gập trong năm nay.
Nếu Galaxy Z Fold là “phát súng” mở màn để Samsung khai phá dòng smartphone màn hình gập, thì Galaxy Z Fold2 là bước tiến xa hơn của hãng trên hành trình thương mại hóa dòng điện thoại xa xỉ, đưa người dùng đến gần hơn với công nghệ của tương lai. Sở hữu Galaxy Z Fold2, người dùng có được nhiều trải nghiệm di động khác biệt, mở ra không gian đa nhiệm hơn so với smartphone thông thường.
Với thế hệ smartphone màn hình gập thứ 3 của Samsung, người dùng có thể chạy 3 ứng dụng cùng lúc, thông qua chế độ Multi-Active Window. Đồng thời, tính năng Flex Mode cho phép máy mở ở nhiều góc độ khác nhau giúp trải nghiệm làm việc và giải trí trở nên tiện lợi hơn. Người dùng có thể đặt Galaxy Z Fold2 như một chiếc laptop để vừa xem clip từ YouTube, vừa kiểm tra email và lướt xem tin tức.
![]() |
Galaxy Z Fold2 mở ra không gian trải nghiệm đa nhiệm. |
Fold2 cũng thêm trải nghiệm chụp ảnh và quay video chuyên nghiệp cho người dùng với việc bổ sung 2 tính năng mới Dual Preview và Auto Framing. Theo đó, Dual Preview cho phép người dùng điều chỉnh camera và xem trước hình ảnh cùng lúc, còn Auto Framing giúp camera chủ động theo sát chủ thể để lấy nét.
Từ khả năng gập – mở ngày càng linh hoạt và nhiều trang bị hiện đại, Galaxy Z Fold2 cho người dùng thêm lý do để mong đợi vào thế hệ smartphone màn hình gập tiếp theo của Samsung. Theo Gizmochina, Samsung đang phát triển mẫu tablet có màn hình gập thành 3 phần, dự kiến ra mắt vào quý I/2022. Trong khi đó, Galaxy Z Flip2 và Z Fold3 sẽ sớm được trình làng trong tháng 7 và tháng 8 năm nay. Những tân binh này hứa hẹn giúp hãng mở rộng thị phần trên thị trường smartphone xa xỉ.
Ông Roh Tae-moon – CEO ngành hàng di động Samsung từng đưa ra kỳ vọng về dòng điện thoại này: “Tôi đã nghĩ đến một tương lai cho các thiết bị có thể gập lại. Ở đó, mọi người sẽ dễ dàng mang theo màn hình kích thước lớn phù hợp với nhu cầu của họ”.
Sáng chế ra những mẫu điện thoại màn hình có cơ chế gập độc đáo, thậm chí chưa từng xuất hiện trên thị trường, Samsung cho thấy tham vọng lớn trong mục tiêu dẫn dắt thị trường smartphone. Gã khổng lồ Hàn Quốc không ngừng nỗ lực trở thành hãng tiên phong tạo ra biểu tượng công nghệ mới, mong muốn chinh phục người dùng bằng những trải nghiệm khác biệt mà đối thủ chưa có được.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
Tin công nghệ
Hà Nội bắt đầu áp dụng mã QR cá nhân thống nhất
Từ 12h ngày 16/9, các cơ sở kinh doanh tại Hà Nội được phép hoạt động sẽ phải tạo điểm quét mã QR. Đây là mã QR cá nhân thống nhất, sẽ áp dụng cho các ứng dụng chống dịch.
Trong văn bản quy định về một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ được hoạt động trở lại từ 12h ngày 16/9, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch và quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng.
Theo chia sẻ của đại diện Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 Quốc gia, đây chính là mã QR cá nhân, thống nhất sử dụng trên mọi ứng dụng phòng, chống dịch trong thời gian tới.
Các mã QR này sẽ cố định và gắn liền với mỗi cá nhân. Đơn vị này cho biết Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất sẽ sử dụng nền tảng mã QR này để quản lý ra vào trên địa bàn.
![]() |
Nhà hàng, quán ăn tại Hà Nội bắt buộc phải tạo điểm quét mã QR khi mở cửa. |
Bên cạnh đó, nền tảng này sẽ đồng bộ với ứng dụng VNEID của Bộ Công an để quy về một chuẩn mã QR dùng chung trong thời gian sớm nhất.
Để đăng ký mã, chủ địa điểm cần truy cập trang web https://qr.tokhaiyte.vn, chọn mục “Đăng ký địa điểm” và nhập đầy đủ thông tin về địa điểm cần đăng ký. Sau khi điền mã OTP, chủ cơ sở sẽ nhìn thấy giao diện có mã QR.
Trong quá trình mở cửa kinh doanh, chủ địa điểm có trách nhiệm yêu cầu khách ra vào xuất trình mã QR của mình để quét, ghi nhận lượt vào ra. Mã QR có thể hiện trực tiếp trên điện thoại, in ra giấy hoạc là mã của thẻ Bảo hiểm y tế.
Sau khi quét thành công, màn hình sẽ hiện ra thông tin của người ra vào gồm tên viết tắt và tình trạng khai báo y tế.
Chủ địa điểm và người dân có thể xem hướng dẫn quét mã QR cho tất cả khách hàng trên trang web của Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
Tin công nghệ
Microsoft đang phát triển thế hệ Windows tiếp theo
Trong tương lai gần, công ty sẽ có thêm thông báo chính thức về thông tin này.
Vào sáng ngày 25/5, Microsoft đã tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến (Build conference) cho các nhà phát triển. “Sắp tới, chúng tôi sẽ cập nhật cho Windows những tính năng đáng chú ý nhất trong vài thập kỷ qua. Chúng sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà phát triển nói chung”, Satya Nadella, CEO của Microsoft, chia sẻ tại sự kiện này.
![]() |
Satya Nadella phát biểu trong buổi hội thảo Microsoft Build. Ảnh: Microsoft News. |
Vị CEO này cũng đã dành nhiều lời khen cho phiên bản Microsoft mới nhất mà ông đang thử nghiệm. “Windows sẽ là nền tảng mang lại cho người dùng trải nghiệm sáng tạo, mới và tự do nhất”, Nadella cho biết.
Ngoài ra, Satya còn hé lộ về một phiên bản mới của Cửa hàng Microsoft (Store) đang được phát triển. Nhiều khả năng các bên thứ ba có thể sử dụng hệ thống thanh toán của riêng họ, không cần phải thông qua hệ thống trung gian. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà phát triển nội dung.
![]() |
Giao diện của bản cập nhật Windows 10 gần đây nhất có tên là Sun Valley. Ảnh: Microsoft. |
Đoạn teaser được tung ra một tuần sau khi Windows 10X, một phiên bản nhỏ gọn được thiết kế cho màn hình đôi của Windows 10. Một số chi tiết trong giao diện cũng như tính năng của 10X có thể sẽ xuất hiện trong các bản cập nhật của năm nay.
Microsoft sẽ có sự kiện lớn nhằm ra mắt của Windows thế hệ tiếp theo với giao diện và tính năng mới, có thể diễn ra vào tháng 6.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
Tin công nghệ
Làm việc từ xa thời Covid: Thích nghi nhất thời hay theo xu thế?
Khi nhiều công ty cho phép nhân viên làm tại nhà để góp phần phòng chống dịch Covid-19, người lao động cố gắng đảm bảo hiệu quả công việc bằng những công cụ hỗ trợ như Zalo.
Từ lâu, các nước phát triển đã thực hiện vận động doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc từ xa nhằm giải quyết một số vấn đề tồn tại và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin. Nhật Bản là ví dụ điển hình khi từng khuyến khích người dân làm ở nhà để giảm tải giao thông và thiết lập phong cách làm việc mới vào năm 2017.
Người Việt dần quen với hình thức làm việc từ xa
Với nhiều công ty đa quốc gia, việc kết nối và làm việc thường xuyên với các thị trường nước ngoài là chuyện thường thấy. Hoặc nhân viên của họ có thể lựa chọn làm việc từ xa ở một đất nước khác, dựa vào sự giúp sức của những nền tảng công nghệ hiện đại đang được nâng cấp từng ngày.
![]() |
Nhật Bản từng khuyến khích người dân làm việc tại nhà để giảm tải giao thông vào năm 2017. |
Tại Việt Nam, với một số nghề nghiệp mới như developer (kỹ sư phần mềm), nghiên cứu và phân tích thị trường, freelancer (làm việc tự do)…, nhiều người trẻ dần lựa chọn làm từ xa. Tuy nhiên, đây hầu như là những công việc đặc thù. Khái niệm làm việc không cần đến văn phòng vẫn còn khá xa lạ với người Việt.
Như nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu năm 2020, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi hình thức làm việc trực tiếp sang trực tuyến theo từng giai đoạn diễn biến của dịch Covid-19 trong xã hội. Trong khi một số nước đã quen thuộc với cách vận hành này, Việt Nam đang bắt đầu thích nghi. Gần nhất là Singapore, chính phủ nước này đang siết chặt việc bắt buộc đảm bảo cho người dân được làm việc tại nhà.
Lần đầu tiên làm việc tại nhà đến 4 tháng, anh Võ Lê Hoàng Anh (nhân viên phát triển thị trường tại Hà Nội) tâm sự: “Lúc đầu cũng khá loay hoay vì mọi người mặc định làm việc ở nhà sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu quen thuộc với công cụ làm việc trực tuyến như Zalo, mọi thứ cũng khá suôn sẻ, đạt 80-90%, nếu cố gắng hơn nữa thì đạt 100% hiệu quả”.
Làm việc từ xa được xem là thách thức trong bối cảnh xã hội chưa kịp chuẩn bị kỹ càng. Nhưng dưới góc nhìn tích cực, đây cũng là cơ hội để người Việt tối ưu ứng dụng công nghệ trong công việc, xây dựng phong cách làm việc mới.
Thích nghi nhất thời hay theo xu thế?
Ngoài việc tránh dịch, ngăn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, làm việc từ xa giúp người lao động tiết kiệm thời gian di chuyển, linh hoạt hơn trong việc sắp xếp cuộc sống. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra rằng liệu hiệu quả công việc có được đảm bảo như khi làm tại văn phòng.
Nhiều người cho rằng làm từ xa chỉ thích hợp với những công việc mang tính chất cá nhân, còn những người thường xuyên làm việc nhóm, hiệu quả sẽ bị cắt giảm đáng kể. Một số khác phản bác với niềm tin vào sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ công nghệ hiện đại.
Anh Lâm Anh Tuấn đã rời TP.HCM về Đồng Nai hơn nửa năm nay. Khu vườn của cha mẹ trở thành nơi làm việc của anh. “Không đến công sở sẽ giảm đi một phần áp lực, lại có tâm lý thoải mái để làm việc. Mỗi lúc cần họp với đối tác hay đồng nghiệp, tôi sẽ sử dụng tính năng gọi video nhóm, mọi người kết nối thường xuyên và dễ dàng”.
![]() |
Zalo phiên bản trên máy tính có thể thực hiện cuộc gọi lên đến 100 người. |
Dựa trên thông tin mới đây vừa công bố, nhân viên của nhiều công ty ở những quốc gia phát triển được phép làm việc tại nhà vô thời hạn sau dịch. Hài lòng với hiệu quả công việc hiện tại, chị Võ Trang Anh – nhân viên thiết kế tại TP.HCM – có cùng niềm hy vọng với anh Tuấn khi mong chờ được làm việc từ xa kể cả khi dịch chấm dứt.
![]() |
Người dùng dễ dàng kéo thả file lên đến 1 GB vào khung chat để chuyển tài liệu hoặc hình ảnh chất lượng cao. |
Đối với nhà sử dụng lao động, việc cho nhân viên làm từ xa có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhưng gây khó khăn trong việc quản lý và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bên cạnh kết nối và tạo động lực cống hiến. Theo ông Cao Thế Lộc – tổng giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội, nhân viên của ông mong chờ có thể trở lại văn phòng sớm để trao đổi trực tiếp và hiểu nhau nhiều hơn.
Mặc dù một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đã mở màn cho xu hướng làm việc từ xa vô thời hạn, các công ty trong nước vẫn chưa có động thái gì cụ thể hoặc tỏ ra ủng hộ. Làn sóng này có làm thay đổi phong cách làm việc ở Việt Nam hay không vẫn là một dấu chấm hỏi, bởi quyết định này còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và hiệu quả công việc thực tế dựa trên sự chuyển biến chất lượng thị trường lao động trong tương lai và công cụ làm việc đến từ công nghệ hiện đại.
Độc giả có thể trải nghiệm Zalo PC với những tính năng hỗ trợ làm việc trực tuyến tại đây.
Nguồn: 🆉🅸🅽🅶
-
Tin công nghệ3 years ago
Bóc phốt “sữa béo Nga” New Milky: Hàng ‘năm cha ba mẹ’, giá bán trên trời
-
Game - Ứng dụng3 years ago
Liên Quân cùng thương hiệu Ultraman tạo skin cho Florentino, Ryoma
-
Tin công nghệ2 years ago
Dịch vụ thuê SIM vay FE Credit giá 4 triệu đồng tràn lan trên Facebook
-
Mạng xã hội3 years ago
Cách chuyển tin nhắn ứng dụng Line sang máy mới nhanh nhất
-
Tin công nghệ2 years ago
Nhân vật của Sơn Tùng M-TP chính thức xuất hiện trong Free Fire
-
Kinh Nghiệm Hay2 years ago
4 cách để chơi game Flash mà không cần Flash
-
Android3 years ago
Điện thoại báo “chỉ cuộc gọi khẩn cấp”: Nguyên nhân và cách khắc phục
-
Mạng xã hội3 years ago
Zalo báo tài khoản không tồn tại là gì? 4 lưu ý sau khi xóa tài khoản